Đón nhận Fallout_3

Đánh giá

Đón nhận
Các điểm số tổng gộp
Nhà tổng gộpĐiểm số
GameRankingsX360 92.79%
PC 90.77%
PS3 90.06%
MetacriticX360 93/100
PC 91/100
PS3 90/100
Các điểm số đánh giá
Xuất bản phẩmĐiểm số
1UP.comA
Edge7/10
EGMA, B+, A+
Eurogamer10/10
Famitsu38/40
GameSpot9/10 (360/PC)
8.5/10 (PS3)
GameSpy
IGN9.6/10 (360/PC)
9.4/10 (PS3)
OXM (Hoa Kỳ)10/10
PC Gamer (Hoa Kỳ)91%
Các giải thưởng
Xuất bản phẩmGiải thưởng
9th Annual Game Developers Choice AwardsTrò chơi của năm 2008
Cốt truyện hay nhất
IGN Best of 2008Trò chơi của năm 2008
Trò chơi Xbox 360 hay nhất
Trò chơi nhập vai hay nhất
Sử dụng âm thanh tốt nhất
GameSpot Best of 2008Trò chơi máy tính hay nhất
Trò chơi nhập vai hay nhất
Golden Joystick Award 2009Trò chơi máy tính hay nhất của năm 2009
Trò chơi máy tính của năm 2009

Fallout 3 đã nhận được nhiều đánh giá tích cực kể từ khi được phát hành với sới số điểm trung bình tại GameRankings là 92,79% cho hệ Xbox 360, 90,77% cho hệ máy tính cá nhân và 90,06% cho hệ PlayStation 3. Demian Linn tại 1UP.com đã khen cách kết thúc mở cũng như cách phát triển và nâng cấp nhân vật của trò chơi. Trong khi hệ thống chiến đấu V.A.T.S. được xem là "thú vị", những đối thủ trong trò chơi bị nói là không có độ chính xác khi chiến đấu lúc bắn nhau cũng như không có nhiều loại đối thủ khác nhau. Bài đánh giá nói rằng Fallout 3 là "Một trong những trò chơi cực kỳ tham vọng vốn không xuất hiện thường xuyên". Erik Brudvig tại IGN thì khen việc "tối thiểu hóa" việc thiết kế âm thanh với nhận xét "Bạn có thể thấy xung quanh mình chẳng có gì cả ngoài tiếng gió thổi vào các thân cây mục nát và tung bụi vào không trung bay qua vùng đất bằng phẳng khô cằn... Fallout 3 đã chứng minh rằng sự trống rỗng cũng có thể hàm chứa nhiều thứ". Bài nhận xét đánh giá "Chủ nghĩa hiện thực xuất hiện nhiều đến bất thường" kết hợp với "Những mẫu đối thoại xuất hiện không giờ dứt" đã tạo ra "Một trong những kinh nghiệm tương tác đủ cho cả một cuộc sống". Mike Fahey tại Kotaku đã nhận xét "Trong khi Inon Zur đã tạo ra cả một bản anh hùng ca vĩ đại, thì ngôi sao âm nhạc chính của Fallout 3 là những bản nhạc trong những năm 1940". Will Tuttle tại GameSpy thì nhận xét là "Cốt truyện lôi cuốn, trình bày một cách hoàn hảo cùng hàng trăm giờ với cách chơi cuốn hút". Cho dùng tạp chí Edge chỉ đánh giá trò chơi là 7 trên 10 thì trong buổi lễ kỷ niệm của mình tạp chí đã xếp trò chơi ở hạng 37 trong danh sách "100 trò chơi hay nhất cho đến thời điểm hiện tại" với nhận xét "Fallout 3 đã được trao quyền, đã tham gia và đã giành được các danh hiệu mà rất ít trò chơi từng đạt được".

Cũng có các phàn nàn về các lỗi trong các hiệu ứng vật lý, bị văng ra ngoài và một số nhiệm vụ bị rối thậm chí bị kẹt không thể hoàn tất. Trí tuệ nhân tạo có vấn đề cùng các thiết kế nhân vật thô cứng cũng là một trong những điểm bị phàn nàn nhiều nhất. Tạp chí Edge đã nói rằng "Trò chơi có thiết kế phức tạp đến nỗi không có khả năng thực hiện đầy đủ các hiệu ứng một cách thường xuyên", một số vấn đề đối với góc nhìn, giao diện cùng như các vấn đề khác của Oblivion cũng có ở Fallout 3. Edge nói cốt truyện chính rất hay nhưng cũng nói "Cốt truyện không hẳn phù hợp để làm ý tưởng cho nền tảng trò chơi" và "Việc lồng tiếng lại càng không phù hợp" với các tình tiết đang diễn ra.

Tính từ ngày phát hành từ cuối tháng 10 cho đến hết năm 2008 thì trò chơi đã phân phối đi 4,7 triệu bản. Theo thống kê của NPD Group thì phiên bản Xbox 360 đã bán được 1,14 triệu bản, phiên bản PlayStation 3 bán được 552.000 bản trong tháng 1 năm 2009. Phiên bản trên Xbox 360 đã đứng hạng 14 trong các trò chơi bán chạy nhất trên hệ này vào tháng 12 năm 2008 trong khi phiên bản PlayStation 3 thì đứng hạng 8.

Danh hiệu

Fallout 3 đã đoạt nhiều danh hiệu sau khi xuất hiện trong hội chợ giải trí điện tử (E3) năm 2007. IGN đã trao danh hiệu Trò chơi của E3 năm 2007 và GameSpot thì trao danh hiệu Trò chơi nhập vai hay nhất tại E3 năm 2008. Sau buổi trình diễn của trò chơi trong hội chợ giải trí điện tử năm 2008 thì IGN đã thêm các danh hiệu Trò chơi nhập vai hay nhất, Trò chơi trên hệ máy tay cầm hay nhất và Trò chơi hay nhất buổi trình diễn. Game Critics Awards đã trao danh hiệu Trò chơi nhập vai hay nhất và Hay nhất trong buổi trình diễn, GamePro thì trao danh hiệu Trò chơi trên hệ máy tính cá nhân của năm.

Sau khi được phát hành Fallout 3 cũng đã đoạt tiếp các danh hiệu từ các nhà báo cũng như các trang mạng. Game Developers Choice Awards đã trao danh hiệu Trò chơi của năm và Cốt truyện hay nhất năm 2009. Trò chơi cũng đã nhận danh hiệu Trò chơi của năm tại IGN, GamesRadar, GameSpy, UGO Networks, GamasutraGolden Joystick Awards. Trò chơi cũng đã giành được danh hiệu Trò chơi Xbox 360 của năm tại Official Xbox Magazine, GameSpy và IGN trong khi giành danh hiệu Trò chơi máy tính cá nhân của năm tại GameSpy, GameTrailersGameSpot, GameTrailers và GameSpot sau đó còn trao thêm danh hiệu Trò chơi nhập vai hay nhất cho Fallout 3.

Vào cuối năm 2009, IGN đã xếp Fallout 3 vào mục Trò chơi điện tử và máy tính hay nhất của thập kỷ (2000–2009), với việc trò chơi được xếp hàng đầu trong năm 2008 và hạng 7 trong các trò chơi phát hành trong thập kỷ.

Chỉ trích

Sau khi được phát hành một thời gian ngắn, trò chơi đã nhận nhiều than phiền vì vô số lỗi cũng như việc bị treo và văng ra ngoài liên tục, trò chơi chỉ trở nên ổn định khi có các bản vá và nâng cấp sau đó. Ngay cả IGN cũng khuyến cáo "Lưu ý rằng bạn có thể gặp một số lỗi và bị văng ra ngoài".

Trước khi phát hành tại Úc trò chơi suýt bị cấm bởi Ủy ban phân loại Úc do có quá nhiều tên gọi của các loại thuốc kích thích giống với thực tế cũng như có các cảnh sử dụng thuốc. Bethesda Softworks đã phải chỉnh sử phiên bản phát hành quốc tế của mình với các tên thuốc được chỉnh sửa lại cho "viễn tưởng" hơn cũng như cắt bỏ cảnh sử dụng thuốc.

Tại Nhật Bản trò chơi cũng suýt bị cấm bởi tổ chức đánh giá trò chơi điện tử tại Nhật Bản do có nhiều cảnh gợi nhớ lại hai vụ thả bom nguyên tử vào Nhật Bản. Cũng như việc người chơi có thể tấn công bất cứ ai nên trò chơi đã bị xếp vào hàng chỉ dành cho người trưởng thành (18+). Đồng thời vũ khí "Fat Man" đã phải đổi thành "Nuka Launcher" do tên giống với trái bom nguyên tử đã thả xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản.

Tại Ấn Độ trò chơi đã bị cấm phát hành có thể vì lý do tôn giáo, tên gọi của loài bò hai đầu trong trò chơi quá giống với đạo Brahmin (Bà-la-môn) cũng như hình ảnh của chúng quá giống loài bò Zebu loài bò được tôn thờ bởi người theo đạo Hindu và việc sát hại loài bò này là phạm thượng.